Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Tác hại của thuốc lá đến cơ thể con người

Ở Việt Nam, mỗi ngày có hơn 100 người chết vì hút thuốc lá và hơn 6 triệu người chết vì hút thuốc mỗi năm trên toàn thế giới, những con số trên phần nào minh chứng cho tác hại của thuốc lá đối với cơ thể con người.


Tác hại của thuốc lá đến sức khỏe con người


Ngay cả bạn hút thuốc lá chủ động (người hút) hay bạn bị bắt buộc phải hút thuốc lá thụ động (hít khói thuốc của người hút thuốc lá) bạn vẫn phải đối mặt với các tác hại của thuốc lá đến sức khỏe của mình.

Thuốc lá gây nên 2 tác hại chính, bên trong cơ thể và bên ngoài cơ thể, dưới đây là những ảnh hưởng của thuốc lá đến cơ thể con người.

Loại bỏ thuốc lá ra khỏi xã hội càng sớm càng tốt để tránh những điều đáng tiếc sau này.

Tàn phá bên ngoài cơ thể


Bọng mắt to

Bọng mắt làm bạn trở nên to hơn. Lượng nicotine bạn hít vào sẽ khiến bạn mất ngủ, tạo nên những bọng mắt to.

Răng ố vàng và rụng răng

Răng ố vàng và môi thâm tím dần là biểu hiện dễ thấy trong tác hại của việc hút thuốc lá, răng bạn sẽ vàng dần và rụng đi nếu bạn hút lâu dài.

Hói đầu và bạc tóc

Nếu muốn nhanh chóng trông giống ông nội 80 tuổi của bạn, thì bạn nên hút thuốc lá. Hút thuốc sẽ làm những lọn tóc của bạn rụng dần và chuyển màu xám nhanh chóng.

Da khô ráp

Tiếp tục hút thuốc có thể làm cho da của bạn khô ráp. Hút thuốc lấy đi độ ẩm cần thiết từ da. Thiếu độ ẩm, da mất đi vẻ sáng mịn và đàn hồi, do đó làm bạn xấu đi nhanh chóng.

Béo bụng

Hút thuốc lá làm bạn bị béo bụng. Thuốc lá ức chế đồ ăn của bạn trong khi làm tăng sự tích tụ của chất béo xung quanh bụng, làm bạn rùng mình mỗi khi sơ vin hay khi ngâm mình dưới nước.

Tạo nếp nhăn trên da

Nếp nhăn trên da của bạn cho thấy sự lão hóa do thiếu chất dinh dưỡng. Hút thuốc làm da bạn khô dẫn đến việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng trong máu gặp khó khăn.

Da tróc vảy

Nếu những lý do trên không đủ để bạn có thể bỏ thuốc lá, đây là một trong những lý do khác. Hút thuốc làm da tróc vảy và tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến. Điều này chắc chắn làm bạn trở nên xấu xí.

Tàn phá bên trong cơ thể


Hút thuốc là sự thiêu đốt không hoàn toàn các sợi thuốc lá trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn hút thuốc lá chủ động, xảy ra khi người nghiện hít khói thuốc lá vào cơ thể mình. Giai đoạn hút thuốc lá thụ động, Những người có mặt xung quanh sẽ hít phải lượng khói thừa mà người hút thải ra.

Tác hại khi hút thuốc lá chủ động


Bệnh lý ở hệ hô hấp

Bệnh lý ở đường hô hấp trên: như viêm mũi mạn tính, viêm họng mạn tính, viêm thanh quản mạn tính, ung thư xoang hàm, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản.

Bệnh lý ở đường hô hấp dưới: viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phế quản.

Bệnh lý ở phổi: viêm phổi, dãn phế nang, ung thư phổi.

Bệnh lý hệ mạch máu

Bệnh xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, bệnh thuyên tắc động mạch, tai biến mạch máu não.

Ung thư các cơ quan khác

Ung thư môi, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư bàng quang và thận, ung thư cổ tử cung.

Các ảnh hưởng của thuốc lá lên chức năng sinh sản

Ảnh hưởng ở thời kỳ thai nghén: Giảm trọng lượng thai nhi trung bình khoảng 200g, sinh non, băng huyết sau sinh, dễ sẩy thai tự nhiên, gia tăng tần suất sinh ra thai nhi bị bất thường bẩm sinh.

Ảnh hưởng thời kỳ cho con bú: Nicotine được thải qua sữa có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Nam giới hút thuốc lá có thể bị suy nhược sinh dục hay liệt dương.

Ảnh hưởng của thuốc lá lên hệ thần kinh: Những chứng minh gần đây cho thấy hút thuốc lá làm giảm số lượng các tế bào thần kinh trong não.

Tác hại khi hút thuốc lá thụ động


Những người không hút thuốc nhưng lại phải chung sống hay cùng làm việc với những người nghiện thuốc lá, đặc biệt là đối tượng trẻ con vẫn có nguy cơ bị bệnh rất cao do hít phải khói thuốc thụ động. Công nhân làm cho các nhà máy sản xuất thuốc lá cũng bị những nguy cơ tương tự:

Đối với người lớn: Gây ung thư phổi và các bệnh khác.

Trẻ em: Dễ cảm nhiễm với khói thuốc lá! Trẻ dễ bị viêm phế quản phổi mạn tính với những đợt cấp, bệnh lý về Tai – Mũi – Họng, nhức đầu.

Lợi ích đối với sức khoẻ khi bỏ thuốc lá


Cơ thể sẽ không còn tích luỹ chất độc, loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây các bệnh đã nêu trên. Nếu bỏ thuốc trước tuổi 50 sẽ giảm 50% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sau khi bỏ thuốc được 1 năm, giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.

Lời khuyên dành cho người nghiện thuốc lá


Hãy quan tâm đến sức khoẻ của con cái, hãy từ bỏ thói quen hút thuốc ngay bây giờ

  • Thực hiện việc tế nhị khi hút thuốc lá nơi công cộng
  • Không hút thuốc lá trong nhà, phòng làm việc.
  • Không hút thuốc lá nơi công cộng.
  • Không hút thuốc lá trước mặt trẻ em.
  • Không mời hoặc nhận thuốc lá từ bạn bè, đồng nghiệp.

Cùng nhau chống hút thuốc lá


  • Thực hiện giảm hút thuốc lá.
  • Thực hiện cai nghiện thuốc lá.
  • Thực hiện kiên quyết nói không với thuốc lá khi chưa từng hút.
  • Thực hiện xây dựng một môi trường xanh, sạch, đẹp không khói thuốc lá

Ảnh hưởng của thuốc lá đến xã hội


Thuốc lá đã bị Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (International Agency for Research on Cancer – IARC) trực thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào các chất gây ung thư (tiếng Anh: carcinogen) bậc 1. Trong nhóm này xếp những chất mà chỉ cần khối lượng nhỏ khói thuốc cũng có thể gây ung thư, không có hạn mức, nghĩa là hoàn toàn có hại cho mình và cho người khác, dù chỉ là một khối lượng nhỏ.


Mỗi ngày có hơn 100 người chết vì những tác hại của thuốc lá tại Việt Nam.

Khói thuốc được coi là chất độc hại nhất trong môi trường cư trú. Khi hút thuốc, người hút thường thở ra hai luồng khói chính và phụ, và 20% khói thuốc bị hít vào trong luồng chính, 80 % còn lại được gọi là luồng phụ, nảy sinh khi kéo thuốc (giữa những lần hít vào) và khi tắt thuốc. Luồng khói chính nảy sinh tại 950 °C và khói phụ 500 °C, do đó luồng khói phụ tỏa ra nhiều chất độc hại hơn.

Khói thuốc cấu tạo từ một hỗn hợp khí và bụi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong khói thuốc có khoảng 7.000 chất hóa học, trong đó có 60 được xếp vào loại gây ung thư. gồm những chất như nicotin, mônôxít cacbon, hắc ín và benzen, fomanđêhít, amoniac, axeton, asen, xyanua hiđrô ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư.

Tác hại cũng xảy đến cho những người không hút thuốc chung quanh, phải hút thuốc thụ động, là hình thức hít khói thuốc từ không khí, mà không trực tiếp hút thuốc lá hoặc thuốc lào và cũng bị tác hại gián tiếp dẫn đến những nguy cơ về bệnh như ung thư phổi. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo: Không có ngưỡng an toàn cho việc hút thuốc thụ động.

Trẻ em là những nạn nhân bị ép phải hút thuốc lá thụ động.


Riêng tại Việt Nam, mỗi năm có 40.000 người tử vong do những nguyên nhân liên quan đến thuốc lá, gấp 3 lần số người chết do tai nạn giao thông. Một điều tra cho thấy trên 50% nam giới hút thuốc lá và 60% trẻ em Việt Nam độ tuổi 13-15 đã tiếp xúc với khói thuốc tại nhà qua đường hút thụ động. Tại Hà Nội, gần một nửa dân số phải hút thuốc thụ động, nhiều nhất là phụ nữ và trẻ em. Ung thư phổi là dạng ung thư cao nhất ở nam giới và thứ tư ở nữ giới.


So sánh số lượng người chết vì hút thuốc lá và tai nạn giao thông.

Việc hút thuốc ở các phòng chờ nhà ga, bến xe đã bị Bộ Giao thông vận tải cấm từ năm 2005, tuy nhiên việc áp dụng chưa triệt để trên thực tế. Hiện nay, tổ chức Healthbidge Canada đang tài trợ cho một số thành phố tại Việt Nam mở rộng khu vực công cộng không khói thuốc và tăng tính hiệu quả của chính sách cấm hút thuốc nơi công cộng.

Ngày 06 tháng 4 năm 2005 chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2005 NĐ-CP, quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Y tế, theo đó sẽ phạt cảnh cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng như: trong rạp hát, rạp chiếu phim, phòng họp, phòng làm việc, bệnh viện, thư viện, phòng đợi của nhà ga, bến xe, sân bay, bến cảng, trên các phương tiện giao thông công cộng hoặc ở những nơi công cộng khác có quy định cấm.

Bán thuốc lá, thuốc lào cho trẻ em dưới 16 tuổi. Thiết thực thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng, góp phần nâng cao chất lượng sống, mỗi chúng ta hãy tự giác thực hiện không hút thuốc trong nhà, nơi làm việc và những nơi công cộng bị cấm hút thuốc lá. không hút nơi có trẻ em và người già, nhắc nhở người khác khi hút thuốc nơi công cộng.

Ngày 31 tháng 5 hàng năm được xem là “Ngày Thế giới không thuốc lá”.

Nguyễn Khôi - songkhoetoday.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Về đầu trang